Xác định được mối tương quan giữa thiết kế và các hư hại có thể xảy ra trong quá trình lưu trữ và vận chuyển pallet gỗ có thể giúp các công ty tiết kiệm được một khoản chi phí cho những rủi ro có thể xảy ra. Bạn hãy cùng Pallet M&A tìm hiểu về các hư hỏng thường gặp trong quá trình sử dụng của pallet gỗ đố khuyết qua bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
Phân tích các hư hỏng thường gặp ở pallet gỗ đố khuyết
Các hư hỏng thường gặp ở pallet gỗ đố khuyết.
Mức độ nghiêm trọng của các hư hỏng.
Những vị trí thường bị hư hỏng
Mức độ hư hỏng của các thành phần pallet.
Nguyên nhân chủ yếu gây nên các hư hỏng.
Lời kết
Các hư hỏng thường gặp ở pallet gỗ đố khuyết.
Trong quá trình sử dụng, pallet gỗ có thể bị nhiều hư hỏng do tác động của người vận hành, môi trường… Trong đó, 3 hư hỏng dưới đây là phổ biến nhất:
- Nứt: thanh ván hoặc đố bị nứt theo bất kỳ hướng nào (thông thường là dọc theo chiều dài của thanh gỗ).
- Mất gỗ: thiếu một phần hoặc toàn bộ thanh ván/đố của pallet.
- Gãy: nứt một phần hoặc toàn bộ thanh ván/đố theo hướng ngang hoặc xiên.
Mức độ nghiêm trọng của các hư hỏng.
- Mức độ nghiêm trọng trung bình: không ảnh hưởng đến độ bền của pallet gỗ hoặc chức năng của pallet. Sự hiện diện của các hư hỏng này cho thấy pallet đang chịu tác động va đập liên tục.
- Mức độ nghiêm trọng cao: ảnh hưởng đến độ bền hoặc chức năng của pallet, do đó cần phải sửa chữa/ thay thế pallet.
Những vị trí thường bị hư hỏng.
- Đố: là vị trí có tần suất bị hư hỏng nhiều nhất, trong đó các hư hỏng ở mức độ nghiêm trọng cao chiếm tỷ lệ lớn hơn các hư hỏng ở mức độ nghiêm trọng trung bình.
- Thanh ván ngoài cùng ở mặt dưới: đứng thứ hai về tần suất bị hư hỏng chỉ sau đố. Và các hư hỏng nghiêm trọng cao chiếm số lượng nhiều hơn các hư hỏng nghiêm trọng trung bình.
- Thanh ván ngoài cùng ở mặt trên: đứng thứ ba về khả năng bị hư hỏng.
- Thanh ván bên trong của mặt trên và mặt dưới pallet: ít bị tác động hơn so với 3 vị trí ở trên. Trong đó ván mặt dưới sẽ dễ bị hư hỏng hơn so với ván mặt trên.
Mức độ hư hỏng của các thành phần pallet.
Các hư hỏng thường gặp được xếp theo thứ tự bên dưới:
- Nứt: thường gặp nhất.
- Mất gỗ: thường gặp nhưng thấp hơn nứt.
- Gãy: đứng ở vị trí thứ 3.
Trong đó, các hư hỏng này ở mức độ nghiêm trọng cao chiếm tỷ lệ lớn hơn ở mức độ nghiêm trọng trung bình.
Mức độ hư hỏng của các thành phần pallet ở mức độ nghiêm trọng cao:
- Đố: là bộ phận thường bị hư hỏng nhất. Trong đó nứt là lỗi xuất hiện nhiều nhất, tiếp theo là gãy và cuối cùng là mất gỗ.
- Thanh ván ngoài của mặt trên: lỗi thường gặp nhất là mất gỗ, tiếp đến là nứt và cuối cùng là gãy.
- Thanh ván ngoài của mặt dưới: lỗi thường gặp nhất là mất gỗ, tiếp đến là nứt và cuối cùng là gãy.
Mức độ hư hỏng thường gặp ở các vị trí của thanh đố:
- Ở mức trọng trung bình: phần chân ngoài là vị trí bị hư hỏng thường xuyên nhất, kế tiếp là rãnh khuyết và cuối cùng là phần thân của thanh đố. Trong đó, lỗi nứt chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp đến là mất gỗ (ở phần chân) và gãy (ở phần rãnh khuyết), cuối cùng là gãy (ở chân) và mất gỗ (ở rãnh khuyết).
- Ở mức độ cao: phần rãnh khuyết là vị trí chịu nhiều tác động nhất, sau đến là phần chân và cuối cùng là phần thân. Trong đó, lỗi nứt chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp đến là mất gỗ (ở phần chân) và gãy (ở phần rãnh khuyết), cuối cùng là gãy (ở chân) và mất gỗ (ở rãnh khuyết).
Nguyên nhân chủ yếu gây nên các hư hỏng.
Hầu hết các hư hỏng ở pallet là do tác động trong quá trình vận chuyển bằng xe nâng điện hoặc xe nâng tay hoặc khi pallet bị rơi.
- Thanh đố: các hư hỏng ở phần chân thanh đố thường do tác động trực tiếp của càng xe nâng tại thời điểm đi vào. Còn phần thân và rãnh khuyết thì thường bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển và lưu trữ pallet đã chứa tải. Trong đó, phần thân thường bị các vết nứt cục bộ dọc theo thớ gỗ, còn phần rãnh khuyết thì bị các dạng hư hỏng do uốn cong (như gãy, lõm) khi pallet được đặt trên các kệ.
- Thanh ngoài cùng của ván mặt trên và mặt dưới: ngoài bị hư hỏng bởi tác động của càng xe nâng lúc đi vào bị nghiêng thì còn chịu tác động từ các đai ràng của kiện hàng hóa, đặc biệt là khi tải trọng không được dàn đều, thanh ván ngoài cùng không được bao phủ hết bởi hàng hóa, lực căng của dây đai sẽ tăng lên làm gãy các thanh ván này.
Nguồn: Tổng hợp từ nhiều nguồn trên internet.
Lời kết
Trên đây là một số hư hại thường gặp ở pallet gỗ đố khuyết mà Pallet M&A đã tìm hiểu được. Hy vọng bạn có thêm được một vài thông tin hữu ích. Hãy cùng Pallet M&A tìm hiểu thêm về ngành nghề sản xuất pallet gỗ qua các bài viết tiếp theo nhé. Cám ơn sự ủng hộ từ bạn.
CÔNG TY TNHH PALLET M&AVP: Số 06, Đường Phan Thị Sện, Tổ 7, ấp Bàu Điều, xã Phước Thạnh, huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh. |
Ý KIẾN PHẢN HỒI