Bên cạnh các mắt gỗ do cành nhánh tạo thành, nứt nẻ ở gỗ cũng là một dạng khuyết tật tự nhiên hình thành trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Bạn hãy cùng Pallet M&A tìm hiểu thêm về các khuyết tật tự nhiên của gỗ qua bài viết sau nhé.
Mục lục
Khuyết tật tự nhiên của gỗ pallet
Những hiện tượng nứt nẻ và thương tật
Nứt nẻ.
Thương tật.
Lời kết
Những hiện tượng nứt nẻ và thương tật
Tùy theo thời gian, hoàn cảnh xuất hiện và đặc tính của vùng bị thương tổn mà phân thành những loại nứt nẻ hay những thương tật khác nhau.
Nứt nẻ.
Tất cả các hiện tượng nứt nẻ ở gỗ đều bắt nguồn từ nguyên nhân co rút không đều giữa các chiều khác nhau của gỗ. Đối với gỗ tròn và gỗ xẻ, nứt nẻ thường gồm các dạng: nứt dọc xuyên tâm, nứt tiếp tuyến, nứt do co rút trong phơi sấy.
- Nứt dọc xuyên tâm: có trên tất cả các loài cây, là một hay một vài vết nứt rộng ở trong thân cây đi theo chiều xuyên tâm qua tủy cây, nhưng vết nứt không phát triển đến vùng ngoài của thân cây. Nứt dọc xuyên tâm phát triển theo chiều dọc của thân cây từ gốc đến ngọn và đến cả các cành sống. Trong vết nứt còn phân biệt thành nứt đơn (một hay hai khe nứt mà nhìn trên mặt cắt ngang của khúc gỗ là thấy nó cùng nằm trong một đường kính), nứt chữ thập (ai hay từng hai vết nứt hợp với nhau thành một góc trên mặt cắt ngang đầu gỗ), và mỗi loại nứt đó lại phân thành nứt thuận (vết nứt khi nứt dọc theo thân cây nằm trọn trong một mặt phẳng thẳng đứng) hay không thuận (vết nứt theo hình chữ chi (Z) ở mặt cắt ngang của đầu trên mặt hàng vết nứt khác, hướng với vết nứt ở mặt cắt ngang của đầu dưới mặt hàng).
- Nứt vành khăn: có trên tất cả các loài cây, là vết nứt ở bên trong thân cây chạy theo hướng vòng sinh trưởng, lan theo chiều dọc mặt hàng một khoảng dài nào đó. Trên khúc gỗ tròn thường ở mặt cắt ngang phía gốc thấy có những vết nứt hình vòng cung bao gồm những vết nứt từng phần không làm thành vòng liên tục hoặc những vết nứt toàn phần làm thành vòng khép kín. Trên mặt cắt ngang của gỗ xẻ thấy có những khe nứt lõm hình cung hoặc có những khe nứt dọc lõm hình lòng máng đó là biểu hiện của loại nứt hình vành khăn.
- Nứt do gỗ khô (nứt dọc): có trên tất cả các loài cây, là nứt do gỗ bị khô không đều trên toàn thân cây gỗ gây nên. Trên mặt cắt ngang ta có thể thấy được chiều sâu của vết nứt và phân biệt các loại biến dạng của vết nứt như sau:
- Nứt mặt đầu: chỉ thấy có ở mặt đầu gỗ và những vết nứt này không lan sang bề mặt bên của gỗ.
- Nứt mặt đầu một chiều: là những vết nứt ở mặt cắt ngang đầu gỗ và hướng về một phía của gỗ.
- Nứt mặt đầu thông: là những vết nứt ở mặt cắt ngang đầu gỗ nhưng nứt cả về hai phía mặt bên đối nhau của gỗ.
- Nứt mặt bên: là những vết nứt ở những mặt bên không lan vào mặt cắt ngang đầu gỗ, trên gỗ xẻ rất ít khi thấy loại vết nứt này thông.
Vết nứt có chiều rộng dưới 0,05mm và chiều sâu dưới 5mm thì gọi là vết nứt chân chim, vết nứt có chiều rộng và chiều sâu lớn hơn thì gọi là nứt toác. Trong quá trình khô, gỗ bị co rút, cây gỗ có tiết diện lớn nứt toác nhiều hơn các cây có tiết diện nhỏ. Những cây có chứa tủy gỗ tròn thì lại càng nứt toác mạnh hơn. Ở ván xẻ xuyên tâm nứt toác ít hơn.
Thương tật.
Là những vết thương bị tác động cơ giới, do hỏa hoạn hay do ký sinh trùng gây ra như: tổn thương cơ giới, lớp gỗ chết trong thân, khô một bên và lộn vỏ, u bướu.
- Tổn thương cơ giới: có trên tất cả các loài cây, là tổn thương trên bề mặt hay vào sâu bên trong thân cây hoặc trong mặt hàng gỗ tròn do rìu, dao hoặc các dụng cụ cắt gọt khác… xâm phạm vào gỗ. Người ta phân biệt các loại tổn thương thành: rách vỏ (tổn thương trên bề mặt vỏ, tức là vỏ bị rách tước ra hay mất hẳn đi còn trơ gỗ bên trong thân lộ ra ngoài), vết chém (là loại vết thương phẳng do rìu, dao hoặc các dụng cụ cắt gọt khác bổ vào xuyên qua lần vỏ, tới lớp gỗ bên trong), vết đẽo (là vết tổn thương do rìu, dao đẽo vào gỗ), vết chích nhựa (là vết chích lấy nhựa ở phần gốc thân cây, thông thường có dạng hình vết cày sâu trong gỗ. Gỗ ở vùng có vết chích nhựa sẽ bị tụ nhựa trong khoảng sâu nhất định).
- Lớp gỗ chết trong thân: có trên tất cả các loài cây, là lớp gỗ hay vỏ cây đã sinh trưởng nhưng bị chết từng phần ở trong do tổn thương bên ngoài gây ra. Lớp gỗ chết sẽ không phát triển cùng với lớp gỗ sống và giữa chúng có khe hở. Lớp gỗ chết trong thân thường là loại kín (các lớp gỗ hay vỏ cây đã chết bị các lớp gỗ sống bọc kín xung quanh) và ngược lại là loại hở (lớp gỗ hay vỏ bị khô theo một dải hẹp). Trong gỗ dán người ta còn phân biệt loại gỗ chết trong thân màu sáng hay màu sẫm. Trên mặt cắt ngang, lớp gỗ chết trong thân có dạng hình vết nứt kiểu khoanh chuối, và từ vết nứt này có các khe nứt xuyên tâm phát triển ra phía mặt ngoài của mặt hàng và trong vỏ cây cũng có nhiều vết nứt và khe nứt. Trên mặt bên của gỗ xẻ, khuyết tật này có dạng hình khe nứt dọc có các mép khe là gỗ chết và thường chứa lớp vỏ bọc ngoài.
- Khô một bên: có trên tất cả các loại cây, là sự chết ở một phía bên ngoài của gỗ thân cây và thường bị lõm xuống so với bề mặt còn lại của thân cây, đồng thời ở mép cửa vùng bị tổn thương có gờ nổi.
Nguồn: Tổng hợp từ nhiều nguồn trên internet.
Lời kết
Vết nứt tự nhiên ở gỗ ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng thanh gỗ sau khi xẻ. Nếu yêu cầu của thanh ván pallet càng hoàn hảo thì giá của pallet sẽ càng cao do mức độ hao hụt nhiều. Hy vọng bạn có thêm được một vài thông tin hữu ích để cân nhắc giữa yêu cầu và chi phí của công ty. Hãy cùng Pallet M&A tìm hiểu thêm về ngành nghề sản xuất pallet gỗ qua các bài viết tiếp theo nhé. Cám ơn sự ủng hộ từ bạn.
CÔNG TY TNHH PALLET M&AVP: Số 06, Đường Phan Thị Sện, Tổ 7, ấp Bàu Điều, xã Phước Thạnh, huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh. |
Ý KIẾN PHẢN HỒI