Khuyết tật tự nhiên của gỗ pallet – Kỹ thuật gia công

10/07/2024 Admin

Baiviet30.1.1

Gỗ là một loại vật liệu cần phải gia công, xử lý trước khi sử dụng. Và trong quá trình đó, không tránh khỏi những thao tác làm ảnh hưởng đến chất lượng của gỗ. Những khuyết tật của gỗ do kỹ thuật gia công chế biến hoặc bảo quản không tốt gây ra gồm có lẹm cạnh, cong vênh, lượn sóng, vệt cườm, và đầu dày đầu mỏng, hoặc đầu rộng đầu hẹp là đáng chú ý hơn cả. Bạn hãy cùng Pallet M&A tìm hiểu các khuyết tật tự nhiên của gỗ qua bài viết sau nhé.

Mục lục
Khuyết tật do kỹ thuật gia công
Lẹm cạnh.
Cong vênh.
Lượn sóng.
Vệt cờm.
Đầu dày, mỏng và đầu rộng hẹp.
Lời kết

Lẹm cạnh.

Là hiện tượng cạnh của gỗ thành phẩm bị vẹt do quá trình gia công chế biến rong bìa không sạch.

Xác định mức độ khuyết tật bằng cách lấy chiều rộng lớn nhất của chỗ bị vẹt cạnh so với chiều dày hoặc chiều rộng của mặt hàng tính theo phần trăm.

Cong vênh.

Tùy theo vị trí của tấm gỗ xẻ trong thân cây, tình hình cấu tạo của gỗ, hoặc những chỗ bất hợp lý trong kỹ thuật xếp đống và sấy mà có nhiều biến dạng khác nhau như cong theo hình lòng máng, cong theo hình cung, cong theo bìa ván, cong vênh.

  • Cong hình lòng máng: là hiện tượng cuộn lại theo chiều rộng của ván xẻ thành hình long máng, và chỉ có mặt gỗ cong, còn cạnh gỗ thì không cong. Ván xẻ tiếp tuyến khi khô thường bị cong theo hình lòng máng, càng xa tủy ván càng dễ cong.
  • Cong theo hình cung: là hiện tượng cong theo chiều dọc của gỗ xẻ, cong cả phía bên trên và bên dưới mặt hàng, mặt gỗ và cạnh gỗ cũng cong như hình cánh cung. Nếu khoảng cách của những thanh kê đặt trong từng lớp ván xẻ quá lớn, thì sức nặng của tấm ván sẽ tự làm cho nó cong theo hình cung.
  • Cong theo bìa ván: là hiện tượng cong ngang phía bên phải và bên trái của mặt hàng, chỉ có cạnh gỗ cong mà mặt gỗ không cong. Ván xẻ xuyên tâm nửa lõi nửa giác có thể gây nên hiện tượng cong theo bìa ván.
  • Cong vênh: là hiện tượng gỗ xẻ bị vặn như hình vỏ đỗ. Ở những loại gỗ có thớ xoắn vặn (là những chỗ cong cục bộ của vòng sinh trưởng do ảnh hưởng của cành hay của nhánh phụ gây nên, khi cắt qua loại khuyết tật này ta thấy chỗ thớ bị uốn xoắn có những đường viền bị cắt chéo từng phần có hình dấu ngoặc uốn, hay ở dạng những đường viền khép kín đều do vòng sinh trưởng bị uốn tạo thành) hay thớ chéo (là do sự sắp xếp không bình thường của thớ gỗ trong cây gỗ nên vân gỗ bị xiên lệch), ván xẻ thường hay bị cong vênh.

Xác định mức độ khuyết tật đối với gỗ cong vênh bằng cách lấy chiều cao dây cung ở chỗ bị cong nhiều nhất so với chiều dài dây cung của đoàn bị cong tính bằng phần trăm.

Lượn sóng.

Trong quá trình gia công chế biến gỗ, do kỹ thuật xẻ không tốt nên trên bề mặt của gỗ xẻ thường có hiện tượng nhấp nhô, chỗ cao chỗ thấp thành những hình lượn sóng không đều. Hiện tượng này có ảnh hưởng lớn đến kích thước phẩm chất gỗ xẻ.

Xác định mức độ thương tổn đối với gỗ bị lượn sóng sâu (độ sâu của bước sóng lớn hơn hoặc bằng 3mm so với mặt phẳng của mặt hàng gỗ xẻ) giống như phương pháp xác định gỗ cong. Đối với gỗ bị lượn sóng (nồng độ sâu của bước sóng nhỏ hơn 3mm so với mặt phẳng của mặt hàng gỗ xẻ) thì cho phép không tính thành khuyết điểm.

Vệt cờm.

Cờm là những vệt hằn ngang trên gỗ xẻ và cắt đứt cả thớ gỗ do kết quả của kỹ thuật mở lưỡi cưa không đều. Nếu trong lưỡi cưa có nhiều răng cưa mở quá rộng thì những vệt cờm vừa nhiều vừa sâu. Song nếu vệt cờm ít nhưng sâu cũng làm giảm phẩm chất của gỗ xẻ, vệt cờm nhiều nhưng nông cũng ít ảnh hưởng đến phẩm chất gỗ xẻ.

Xác định mức độ tổn thương của gỗ xẻ có vệt cờm bằng cách dùng thước lá để đo chiều sâu của những vệt sâu nhất trong mặt hàng tính theo mm, hoặc tính theo phần trăm so với chiều dày của mặt hàng.

Đầu dày, mỏng và đầu rộng hẹp.

Là hiện tượng hai đầu tấm gỗ xẻ có đầu dày, đầu mỏng hoặc đầu rộng, đầu hẹp chênh lệch nhau do kỹ thuật xẻ không tốt, tạo nên một sự giảm dần quá mức của bề dày hay bề rộng trên khoảng cách từ đầu nọ đến đầu kia của mặt hàng gỗ xẻ.

Xác định mức độ khuyết tật này bằng cách lấy hiệu số giữa đầu dày và đầu mỏng hoặc đầu rộng và đầu hẹp tính theo đơn vị cm chia cho chiều dài mặt hàng tính theo đơn vị mét, rồi biểu thị kết quả theo phần trăm.

Nguồn: Tổng hợp từ nhiều nguồn trên internet.

Lời kết

Bài viết trên giới thiệu về khái niệm cũng như cách thức xác định mức độ nặng nhẹ của các khuyết tật gỗ trong quá trình gia công. Hy vọng bạn có thêm được một vài thông tin hữu ích cho công việc của mình. Hãy cùng Pallet M&A tìm hiểu thêm về ngành nghề sản xuất pallet gỗ qua các bài viết tiếp theo nhé. Cám ơn sự ủng hộ từ bạn.

CÔNG TY TNHH PALLET M&A

VP: Số 06, Đường Phan Thị Sện, Tổ 7, ấp Bàu Điều, xã Phước Thạnh, huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh.
Điện thoại/Zalo: 0938395687 – Mr. Minh/ 0387667654 – Mrs. Quỳnh Anh
Email: anh.nguyenquynh86@gmail.com

Ý KIẾN PHẢN HỒI