Các loại ván ép trên thị trường

09/08/2024 Admin

Baiviet38.1.1

Ván ép công nghiệp là một loại gỗ kỹ thuật, được sáng tạo và cải tiến liên tục để phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng. Hôm nay, bạn hãy cùng Pallet M&A tìm hiểu thêm về các loại ván ép công nghiệp trên thị trường hiện nay nhé.

Mục lục
Ván ép công nghiệp là gì?
Ván ép gỗ lạng (gỗ plywood).
Ván ép gỗ dăm.
Ván ép gỗ sợi.
Ưu nhược điểm của ván ép công nghiệp.
Lời kết

Ván ép công nghiệp là gì?

Ván ép công nghiệp hay gỗ công nghiệp là một phần của gỗ kỹ thuật, được tạo nên từ các lớp lạng gỗ liên kết lại với nhau nhờ các chất kết dính chuyên dụng.

Phân loại ván ép công nghiệp phổ biến:

Ván ép gỗ lạng (gỗ plywood).

Ván ép gỗ lạng hay còn gọi là ván dán, ván ép, gỗ plywood là một tấm phẳng được tạo từ nhiều lớp gỗ tự nhiên lạng mỏng tầm 1mm. Các lớp gỗ này được sắp xếp vuông góc theo hướng vân gỗ của mỗi lớp và được ép dính vào nhau dưới tác dụng của nhiệt độ và các chất kết dính. Đây là loại ván ép phổ biến nhất và cũng là loại ván ép công nghiệp đầu tiên được phát minh.

Các lớp của một tấm ván ép luôn là số lẻ để cho tấm ván có một lớp lõi ở giữa, nhằm tạo ra hướng vân giống nhau ở 2 mặt phía ngoài lớp lõi, giúp chúng kiềm chế lẫn nhau, góp phần làm cho tấm ván dán không bị cong vênh, co ngót trong điều kiện thông thường.

Ván ép gỗ dăm.

Ván ép gỗ dăm hay còn gọi là ván dăm hay ván ép Okal là loại ván ép công nghiệp được làm từ dăm cây gỗ tự nhiên trộn keo và ép lại dưới nhiệt độ để tạo thành tấm phẳng. Dăm gỗ có thể là thân cây gỗ tự nhiên, gỗ rừng trồng như bạch đàn, keo, cao su, điều…được đưa vào máy nghiền nát thành dăm.

Thông thường, ván dăm có màu đặc trưng của gỗ (vàng, nâu), ván chống ẩm có màu xanh và ván chống cháy có màu đỏ.

Mặt ván dăm có thể được dán phủ bằng các bề mặt trang trí khác nhau như: Melamine, Veneer, Acrylic… để tăng hiệu quả thẩm mỹ khi sản xuất các sản phẩm nội, ngoại thất.

Ván ép gỗ sợi.

Ván ép gỗ sợi là các cây gỗ được nghiền thành sợi gỗ, sau đó trộn keo và ép thành các tấm ván. Tùy vào đặc tính và ứng dụng, ván ép gỗ sợi được chia ra thành 3 nhóm:

  • Ván công nghiệp MFC (Melamine Faced Chipboard): là loại ván có cốt là lõi ván dăm, bề mặt được phủ trang trí Melamine. Nguyên liệu chính của MFC là gỗ rừng trồng, các loại cây ngắn ngày như keo, bạch đàn…
  • Ván công nghiệp MDF (Medium Density Fiberboard): được cấu tạo chủ yếu từ các loại gỗ vụn, bột sợi gỗ, keo kết dính, chất bảo vệ chống mối mọt, chống mốc và kháng ẩm.
  • Ván công nghiệp HDF (High Density Fiberboard): được tạo từ lõi gỗ tự nhiên chiếm 80-85%, có khả năng chống ẩm và chịu tải trọng tốt hơn 2 loại trên. Lõi gỗ của ván HDF có thể có màu xanh hoặc màu trắng tùy thuộc vào loại keo sử dụng chứ không phải đặc điểm để phân biệt chất lượng ván.

Ưu nhược điểm của ván ép công nghiệp.

Ưu điểm của ván ép công nghiệp:

  • Giá thành rẻ: nhờ vào lợi thế nguyên liệu đầu vào rẻ, sẵn có, quy trình gia công đơn giản mà giá thành của ván ép công nghiệp rẻ hơn gỗ tự nhiên rất nhiều.
  • Ngoại quan đẹp: do đặc điểm cấu tạo, bề mặt của ván ép công nghiệp có nhiều màu sắc tươi sáng, đều màu, hoa văn đa dạng thích hợp với nhiều tiêu chuẩn thẩm mỹ khác nhau của người tiêu dùng.
  • Ít bị co ngót, cong vênh, biến dạng: trong quá trình sản xuất, các loại gỗ công nghiệp đều được xử lý, thêm chất phụ gia để tránh tình trạng thay đổi hình dáng, kích thước trong quá trình sử dụng.
  • Chống mối mọt, chống nước, chịu nhiệt cao: đối với một số dòng ván công nghiệp cao cấp, trong quá trình sản xuất được thêm vào các chất phụ gia cao cấp giúp tăng độ bền, kéo dài tuổi thọ cũng như chống lại các dịch hại của gỗ tự nhiên như mối mọt, độ ẩm.
  • Nguyên liệu sẵn có: hiện nay, nguồn cung ván ép công nghiệp trên thị trường rất nhiều, nên việc tìm mua khá dễ dàng và có nhiều lựa chọn phù hợp với yêu cầu khách hàng.
  • Thi công dễ: việc  cắt, xẻ, lắp ghép các sản phẩm từ ván ép cũng tương đối thuận tiện hơn, không cần đến nhiều máy móc, thiết bị chuyên dùng như gỗ tự nhiên.
  • Góp phần bảo vệ môi trường: việc tận dụng các nguyên vật liệu từ gỗ tạp, gỗ thứ cấp giúp góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên rừng.

Nhược điểm của ván ép công nghiệp:

  • Độ bền kém hơn gỗ tự nhiên: so với gỗ tự nhiên, tuổi thọ của các vật dụng từ ván ép công nghiệp ngắn hơn, và phụ thuộc nhiều vào cách thức sử dụng của người tiêu dùng.
  • Không thể thực hiện các thiết kế điêu khắc, chạm trổ trang trí: do đặc tính kỹ thuật, các thiết kế từ ván công nghiệp đều có bề mặt phẳng láng chứ không thể thực hiện các kỹ thuật diêu khắc như gỗ tự nhiên.

Nguồn: Tổng hợp từ nhiều nguồn trên internet.

Lời kết

Thị trường ván ép công nghiệp rất đa dạng về chủng loại cũng như giá cả. Hy vọng bài viết trên cung cấp thêm cho bạn một vài thông tin hữu ích. Hãy cùng Pallet M&A tìm hiểu thêm về ngành nghề sản xuất pallet gỗ qua các bài viết tiếp theo nhé. Cám ơn sự ủng hộ từ bạn.

CÔNG TY TNHH PALLET M&A

VP: Số 06, Đường Phan Thị Sện, Tổ 7, ấp Bàu Điều, xã Phước Thạnh, huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh.
Điện thoại/Zalo: 0938395687 – Mr. Minh/ 0387667654 – Mrs. Quỳnh Anh
Email: anh.nguyenquynh86@gmail.com

Ý KIẾN PHẢN HỒI