Bạn đã nghe qua về pallet ván ép chưa? Dòng sản phẩm đáp ứng đầy đủ các tiêu chí: nhẹ, tải trọng tương đối, sạch, đẹp, giá thành rẻ, đặc biệt phù hợp cho yêu cầu pallet xuất khẩu của các sản phẩm điện tử, điện lạnh. Hôm nay, bạn hãy cùng Pallet M&A tìm hiểu thêm về dòng pallet ván ép này nhé.
Mục lục
Ván ép là gì?
Cấu tạo của pallet ván ép.
Phân loại pallet ván ép.
Kích thước của pallet ván ép.
Một số ưu nhược điểm của pallet ván ép.
Lời kết
Ván ép là gì?
Ván ép (hay còn gọi là gỗ ván ép, gỗ dán, gỗ plywood) là một tấm gỗ phẳng có kích thước và độ dày tiêu chuẩn, được ghép từ các lạng gỗ mỏng (veneer) xếp chồng lên nhau. Các lạng gỗ được liên kết dưới nhiệt và áp suất bằng keo dán đặc chủng có độ bền cao và chống ẩm. Hướng thớ của các lạng gỗ được xếp xen kẽ hoặc theo hướng chéo, giúp tăng tối đa độ bền và độ cứng của tấm ván ép theo cả hai hướng.
Nguyên liệu để sản xuất ván ép thường là các loại gỗ như: thông, bạch dương, tràm, keo, bạch đàn,…
Cấu tạo cơ bản của một tấm ván ép gồm 3 phần chính:
- Bề mặt: lớp gỗ tự nhiên
- Phần ruột (hay còn gọi là phần lõi, phần độn): gồm nhiều lớp gỗ lạng mỏng có độ dày khoảng 1mm.
- Phần keo: các loại keo thường được sử dụng cho ván ép là keo Urea Formaldehyde (UF) và keo Phenol Formaldehyde (PF).
Tỷ trọng trung bình của ván ép là 600-700 kg/m³.
Khổ gỗ ván ép thông dụng: 1220 x 2440mm, 1160 x 2440mm, 1000 x 2000mm.
Độ dày ván ép thông dụng: 3, 4, 5, 6, 8, 10, 12, 15, 18, 20, 25mm.
Các lớp của một tấm ván ép luôn luôn là số lẻ (3, 5, 7, 9…) để cho tấm ván có một lớp lõi ở giữa, nhằm tạo ra hướng vân giống nhau ở hai lớp phía ngoài lớp lõi. Từ đó, các lớp gỗ này kiềm chế lẫn nhau không bị cong vênh hoặc nứt gãy. Kết quả là các lớp mỏng ở hai phía lớp lõi bị lớp lõi giữ chặt không thể tự do giãn nở. Chính vì cách sắp xếp các lớp gỗ như vậy mà ván ép không bị cong vênh và co ngót trong điều kiện thông thường.
Cấu tạo của pallet ván ép.
Pallet ván ép có thể được sản xuất hoàn toàn từ ván ép hoặc kết hợp giữa ván ép và các khối gù mùn cưa/ khung gỗ.
Phân loại pallet ván ép.
- Pallet 4 hướng nâng: có bề mặt là tấm ván ép, phần đế là 9 khối gù mùn cưa hoặc gỗ tự nhiên được liên kết bằng 3 hoặc 5 tấm ván ép mặt đáy để tăng độ bền của pallet.
- Pallet 2 hướng nâng: có bề mặt là tấm ván ép, phần đế là 3 thanh đố ván ép dài bằng chiều rộng của pallet (được cắt và ghép lại với nhau từ các tấm ván ép).
Kích thước của pallet ván ép.
Thông thường, độ dày ván ép được sử dụng để đóng pallet là 10mm, 12mm, 15mm, chiều cao của pallet ván ép trung bình từ 100-130mm. Chiều rộng và chiều dài thì tùy thuộc vào yêu cầu của khách hàng.
Một số ưu nhược điểm của pallet ván ép.
Ưu điểm:
- Pallet được sản xuất hoàn toàn từ gỗ ván ép được miễn trừ khử trùng theo tiêu chuẩn ISPM 15.
- Bề mặt phẳng, mịn, sáng sạch phù hợp với các yêu cầu ngoại quan cao.
- Trọng lượng nhẹ: tiết kiệm chi phí vận chuyển.
- Tải trọng: phù hợp với các yêu cầu đa dạng về tải trọng từ nhẹ đến nặng của khách hàng.
- Giá thành rẻ hơn so với các loại pallet khác.
Nhược điểm:
- Cần được lưu trữ trong kho thoáng khí, tránh nước hoặc môi trường có độ ẩm cao.
- Nếu ván không được xử lý đúng tiêu chuẩn dễ bị cong vênh, tách lớp khi tiếp xúc với không khí có độ ẩm cao.
- Khó tái chế nếu pallet đã bị hư hỏng nặng.
Nguồn: Tổng hợp từ nhiều nguồn trên internet.
Lời kết
Song song với pallet gỗ, pallet ván ép hiện nay cũng được sử dụng rất nhiều, đặc biệt là trong xuất khẩu bởi các ưu điểm rẻ, bền, đẹp của chúng. Hy vọng bạn có thêm được một vài thông tin hữu ích cho công việc của mình. Hãy cùng Pallet M&A tìm hiểu thêm về ngành nghề sản xuất pallet gỗ qua các bài viết tiếp theo nhé. Cám ơn sự ủng hộ từ bạn.
CÔNG TY TNHH PALLET M&AVP: Số 06, Đường Phan Thị Sện, Tổ 7, ấp Bàu Điều, xã Phước Thạnh, huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh. |
Ý KIẾN PHẢN HỒI